• Vietnamese
  • English
23/02/2016

Hai giả thuyết cho thị trường bất động sản năm 2016

Bất động sản (BĐS) là một trong những thị trường đầy biến động của nền kinh tế. Mặc dù năm 2015, BĐS đã phục hồi và thành công rực rỡ nhưng nó luôn ẩn chứa những rủi ro bất thường không thể đoán trước được. Cùng XME điểm qua hai giả thuyết cho thị trường bất động sản năm 2016 qua bài viết sau.

Theo nhiều chuyên gia tu vấn BĐS nhận định, diễn biến thị trường năm 2016 sẽ khó lường hơn các năm 2014 - 2015 vì tuy có nhiều điểm thuận lợi nhưng kèm theo đó là không ít thách thức bởi vài biến số quan trọng dần lộ diện. Vì vậy, các nhà đầu tư nên chuẩn bị tâm lý để đối mặt với hai giả thuyết đối nghịch nhau đó là: hào hứng và thận trọng trong năm mới.

thi-truong-bat-dong-san-2016
Thị trường BĐS vẫn luôn giữ được sức nóng vốn có trong năm 2016

Giả thuyết 1: Tâm lý hào hứng tiếp tục kéo dài. Đà tăng trưởng của thị trường duy trì năm thứ 3 liên tiếp (lấy cột mốc kể từ năm 2014 đến năm 2016). Đây là cơ sở để kỳ vọng là tình hình chính trị trong nước ổn định và hỗ trợ tích cực cho phát triển kinh tế trong nước đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài.

Việc kinh tế Mỹ tăng trưởng tốt, kinh tế châu u có dấu hiệu khả quan, giá dầu thấp, Việt Nam tham gia các hiệp định TPP, FTA, giúp kích cầu cho nền kinh tế tăng trưởng tốt trong các năm sau. Nhờ những lợi thế đó, tâm lý hưng phấn của phần lớn người tham gia vào thị trường BĐS trong nước sẽ kéo dài thêm một năm nữa. Chính hoạt động mua bán đầu tư sôi nổi của họ giúp ngành này tiếp tục tăng trưởng tốt.

BĐS trung cấp và bình dân (vừa túi tiền) là những phân khúc có thể chuyển biến tích cực và làm nền tảng cho thị trường trong năm 2016. Riêng đất nền, nhiều khả năng vẫn kéo dài chu kỳ tăng trưởng và có thể tiếp tục tăng giá ở biên độ hẹp (dưới ngưỡng 10%). Sở dĩ các phân khúc này có thể bắt nhịp với kịch bản tăng trưởng của thị trường là bởi nguồn cung còn hạn chế, hơn nữa, lại đáp ứng được nhu cầu thật của hầu hết người tiêu dùng.

Giả thuyết thứ 2: Tâm lý thận trọng lấn lướt và đà tăng trưởng của thị trường BĐS bị suy giảm hoặc chậm lại. Những thách thức, khó khăn đầu tiên có thể khiến thị trường chững lại là áp lực tăng lãi suất và thắt chặt cho vay BĐS. Đây là 2 biến số có tầm hưởng rất lớn đến sự thịnh suy của ngành BĐS.

thi-truong-bat-dong-san-2016
Vẫn phải thận trọng và tỉnh táo trong thị trường BĐS 2016

Biến số tiếp theo là kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với áp lực suy giảm tăng trưởng và kinh tế Việt Nam khó có thể chối bỏ sự lệ thuộc vào diễn biến của nền kinh tế này. Bên cạnh đó, rổ hàng hóa BĐS đang xô lệch về phân khúc giá cao và đẩy thách thức cân bằng cung - cầu trong thời gian tới.

Mặt khác, bài học về cuộc khủng hoảng năm 2007-2008 vẫn còn nguyên vẹn có thể khiến nhiều người theo chủ nghĩa hoài nghi, cầu toàn quyết định án binh bất động trong năm Bính Thân. Những biến số trên đang chuyển từ trạng thái tiềm ẩn sang lộ diện. Điều này chính là nỗi băn khoăn, nghi ngại thị trường BĐS năm 2016 chịu thách thức giảm nhiệt và thanh khoản khó khăn.

Các chuyên gia cho rằng, những phân khúc chịu áp lực suy giảm đà tăng trưởng có thể là BĐS cao cấp do nhu cầu thật không quá lớn, trong khi nhà đầu tư và đầu cơ đã cày xới mảnh đất này quá nhiều. Phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng có thể tăng trưởng chậm lại, hướng tới sự ổn định nhờ số lượng không quá lớn và nhắm vào khách hàng có khả năng tài chính hùng mạnh.
http://xme.com.vn/